Java – Kiểu dữ liệu

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhiều tìm kiểu các kiểu dữ liệu khác nhau trong Java: Kiểu dữ liệu nguyên thuỷ và kiểu dữ liệu không nguyên thuỷ.

Bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào cũng có thể chia ra làm 2 kiểu: Ngôn ngữ được gán kiểu tĩnh và ngôn ngữ được gán kiểu động. Trong khi ngôn ngữ được gán kiểu tĩnh là kiểu của ngôn ngữ mà ở đó tất cả các biến và từ khoá đã được biết trong lúc biên dịch, các ngôn ngữ trước đây có thể nhận các kiểu dữ liệu khác nhau theo thời gian.

Java là một ngôn ngữ được gán kiểu rõ ràng, nghĩa là tất cả các biến phải được khai báo trước khi sử dụng. Khai báo một biến trong Java bao gồm tên và kiểu và giá trị được gán không bắt buộc. Nếu các biến không được gán giá trị thì nó sẽ sử dụng giá trị mặc định. Đồi với kiểu dữ liệu nguyên thuỷ, có giá trị mặc định khác nhau nhưng thường giá trị sẽ là NULL đối với kiểu dữ liệu object.

Kiểu dữ liệu nguyên thuỷ

Kiểu dữ liệu nguyên thuỷ là kiểu đơn giản, chúng không có gì đặc biệt và chứa các dữ liệu đơn

Có 8 kiểu dữ liệu nguyên thuỷ trong Java

Boolean

Kiểu boolean trong Java, chỉ có một bit thông tin được đại diện, true hoặc false. Chúng không thể được thay đổi rõ ràng hay ngầm định, nhưng các chương trình để biến đổi có thể được viết dễ dàng.

// Kiểu dữ liệu boolean
class boolean
{
  public static void main(String args[])
  {
    boolean b = true;
    if (b == true)
    System.out.println("true");
  }
}

Byte

Kiểu dữ liệu Byte trong Java hữu ích trong việc tiết kiệm bộ nhớ cho các mảng dữ liệu lớn. Nó có kích thước là 8 bit với phạm vi từ -128 đến 127

// Kiểu dữ liệu byte
class byte
{
  public static void main(String args[])
  {
    byte a = 126;
    System.out.println(a);
  }
}

Char

Kiểu dữ liệu Char trong Java là một ký tự đơn với bộ nhớ 16 bit, ký tự Unicode. Có phạm vi từ ‘\u0000’ (hoặc 0) to ‘\uffff’ 65535.

// Kiểu dữ liệu char
class short
{
  public static void main(String args[])
  {
     char a = ‘G’;
     System.out.println(a);
  }
}

Short

Kiểu dữ liệu short giống với byte và thường được sử dụng để tiết kiệm bộ nhớ cho các mảng lớn. Kích thước là 16 bit và phạm vi từ -32,768 đến 32,767.

// Kiểu dữ liệu short
class short
{
   public static void main(String args[])
   {
      short a = 56;
      System.out.println(a);
   }
}

Int

Kiểu dữ liệu Int cấp phát bộ nhớ 32 bit và phạm vi từ -2^31 đến 2^31-1

// Kiểu dữ liệu Int
class int
{
  public static void main(String args[])
  {
     int a = 56;
     System.out.println(a);
  }
}

Long

Kiểu dữ liệu long cấp phát bộ nhớ 64bit và phạm vi từ -2^63 đến 2^63-1

// Kiểu dữ liệu Long
class long
{
  public static void main(String args[])
  {
    long a = 100000L;
    System.out.println(a);
  }
}

Float

Kiểu dữ liệu float cấp phát bộ nhớ 32 bit và sử dụng hậu tố là F/f

// kiểu dữ liệu float
class float
{
   public static void main(String args[])
   {
      float a = 4.5541132f;
      System.out.println(a);
   }
}

Double

Kiểu dữ liệu double là lựa chọn mặc định khi nói đến số thập phân, cấp phát bộ nhớ 64 bit

// Kiểu dữ liệu double
class double
{
   public static void main(String args[])
   {
      double a = 1.33526252726;
      System.out.println(a);
   }
}

Kiểu dữ liệu không nguyên thuỷ

Kiểu dữ liệu không nguyên thuỷ được tạo bởi lập trình viên trong quá trình code, chúng được biết đến như là “các biến tham chiếu” hoặc “các biến object”, chúng tham chiếu đến vị trí dữ liệu được lưu trữ

String

String về cơ bản là collection của các ký tự, chúng không thể thay đổi một khi được tạo

Mảng và object

Một mảng là một nhóm các biến giống nhau về bản chất. Chúng cấp phát tự động và chúng có thể chứa cả kiểu cơ bản hoặc object dựa trên định nghĩa. Kích thước của chúng phải được chỉ định chỉ sử dụng int, độ dài của mảng dựa theo độ dài các phần tử. Index luôn được bắt đầu từ 0 và theo thứ tự.

Chúng có các phương thức mà kiểu dữ liệu nguyên thuỷ không có

 

 

You May Also Like

About the Author: Nguyen Dinh Thuc

Leave a Reply

Your email address will not be published.