Trong kinh doanh người ta thường quan tâm đến kết quả, nhưng có một thực tế rằng tổ chức có hiệu quả cao thì mối liên kết giữa các thành viên trong tổ chức đó thường rất tốt. Con người thường không thích làm việc trong sự cô lập. Họ muốn làm việc trong những công ty bởi vì họ thấy hạnh phúc và an toàn hơn khi được kết nối. Và nếu là một Leader nhiệm vụ không kém phần quan trọng của bạn đó là giúp các thành viên trong nhóm kết nối với nhau. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra 7 lời khuyên giúp bạn gia tăng sự kết nối giữa các thành viên và do đó tăng hiệu quả công việc.
1. Tổ chức các buổi họp định kỳ
Gặp mặt trực tiếp (face-to-face) là cách tuyệt vời để xây dựng niềm tin và tăng kết nối, và nếu bạn đang quản lý một nhóm mà mỗi thành viên đang làm việc ở những thành phố, những quốc gia khác nhau, thì các cuộc họp qua điện thoại hàng ngày hoặc hàng tuần sẽ giúp loại bỏ các rào cản, giúp các thành viên trong nhóm có được sự gắn kết, rõ ràng và tập trung vào các công việc được ưu tiên.
Các cuộc họp không chỉ cài thiện sự kết nối giữa các thành viên mà điều quan trọng nhất là giúp kết nối mọi người với Leader của họ. Buổi họp là thời gian nhân viên chia sẻ về những thành quả mà họ đạt được trong ngày hoặc trong một khoảng thời gian, là lúc mà họ mong muốn nhận được sự đánh giá và tin tưởng từ Leader, do đó Leader không nên vắng mặt trong những buổi họp này.
Các cuộc họp thì thường tốn thời gian – Đúng. Nhưng nếu bạn không thực hiện nó thường xuyên bạn sẽ phải tốn thời gian trong ngày để giải quyết những điều nhỏ nhặt mà đáng ra bạn có thể xử lý nó trong các cuộc họp với nhóm.
2. Chia sẻ thông tin
Giao tiếp sẽ làm giảm sự mơ hồ và không chắc chắn. Khi nhân viên cảm thấy việc giao tiếp là mơ hồ hoặc họ không hiểu những điều bạn truyền đạt, họ sẽ không biết bạn đang đòi hỏi điều gì ở họ, nên dẫn đến tâm lý lo lắng và sẽ làm giảm hiệu quả công việc. Là Leader, điều quan trọng bạn cần là làm giảm sự không chắc chắn đó bằng cách chia sẻ cho nhân viên nhưng điều họ nên biết về mọi vấn đề mà bạn có thể chia sẻ, về định hướng, về chiến lược của công ty. Chia sẻ càng nhiều thông tin càng tốt trừ những thông tin bí mật hoặc không hợp pháp.
Chia sẻ cởi mở về chuyên môn của bạn, cả trong công việc và cuộc sống để tạo sự kết nối và tin tưởng giữa các thành viên. Khuyến khích đồng nghiệp của bạn chia sẻ về hiểu biết của họ. Ví dụ nếu một đồng nghiệp tham sự một buổi hội thảo, hãy khích lệ họ chia sẻ về những điều họ học được từ buổi hội thảo đó, hay một nhân viên tham gia chương trình thiện nguyện, hãy để họ chia sẻ về những việc họ đã làm cho cộng đồng. Những điều này mang lại rất nhiều hiệu quả trong việc xây dựng một nhóm gắn kết và cùng hướng về một mục tiêu.
3. Thể hiện lòng biết ơn nhân viên
Khi Leader nói lời cảm ơn thành viên vì những đóng góp của họ trong công viêc, điều đó không chỉ làm mối liên kết bền chặt hơn mà còn làm cho thành viên cảm thấy có sự gắn kết với tổ chức và họ sẽ sẵn sàng làm những điều mới mà không hề lo sợ.
Có nhiều cách để thể hiện sự đánh giá của bạn với các thành viên như: bạn có thể nói riêng với họ, hay chia sẻ trong các buổi họp nhóm hoặc viết Thank card. Vì con người luôn muốn được người khác đánh giá tốt về mình nên nếu bạn làm điều đó trong các buổi họp nhóm hay họp công ty sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
4. Hãy là người kết nối
Nếu bạn đang quản lý sự nghiệp, bạn sẽ quản lý một loạt các mối quan hệ. Các nhà lãnh đạo thông minh sẽ thiết lập mạng lưới vững chắc của các đồng nghiệp và các chuyên gia cho phép họ tìm được đúng người trong bất kì dự án nào khi cần.
Trong cuốn sách “Trial Leadership”, Dave Logan nói rằng những lãnh đạo được sự tin tưởng tạo ra bộ ba. Bộ ba này sẽ luôn tham gia các buổi họp cùng với nhà lãnh đạo. Điều này giúp tạo dựng niềm tin vì mọi người đều biết chuyện gì đang xảy ra. Mặt khác, những nhà lãnh đạo có lòng tin thấp thích các cuộc họp một-một để họ có thể kiểm soát thông tin và những người họ biết.
Hãy là người kết nối có độ tin cậy cao và đảm bảo phần lớn các cuộc họp của bạn có ít nhất ba người.
Là Leader bạn hãy làm tất cả những điều có thể để loại bỏ những rào cản với người mới, giúp họ truy cập những thông tin nhanh hơn, và với người mà họ cần phải kết nối. Ví dụ: Mỗi khi có người mới gia nhập vào nhóm của bạn, bạn cần đưa họ đi giới thiệu với toàn bộ thành viên khác trong nhóm, giúp họ tiếp cận với những tài liệu cần thiết cho công việc và các thủ tục hành chính nếu có.
5. Hãy đi vòng quanh và hỏi bất kì ai về công việc của họ
Lãnh đạo hiểu biết là bậc thầy trong việc đi lại vòng quanh nhóm hoặc phòng của họ và hỏi bất cứ ai một vài câu hỏi liên quan đến công việc mà người đó đang làm để tìm hiểu xem điều gì đang diễn ra. Điều tuyệt vời đó là thành viên của bạn sẽ biết rằng mỗi khi bạn đến gần họ thì chắc chắn bạn sẽ hỏi họ một điều gì đó, do đó họ sẽ phải chuẩn bị cho câu trả lời. Vì vậy họ sẽ phải xem lại công việc của mình, và thúc đẩy họ phải chuẩn bị và hoàn thành công việc tốt hơn nếu lần tới bạn sẽ lại hỏi họ.
6. Uỷ quyền
Là Leader sẽ có nhiều lúc bạn cảm thấy không an toàn khi giao việc cho nhân viên, bạn nghĩ rằng chỉ có mình mới hoàn thành được tốt nhất công việc, bạn nên từ bỏ suy nghĩ đó nếu bạn muốn nhóm của bạn phát triển và hoàn thành được nhiều công việc hơn thay vì phụ thuộc quá nhiều vào bạn. Tấc nhiên để có thể Uỷ quyền cho người khác làm một công việc nào đó cho bạn, bạn sẽ cần phải học cách quản lý và tin tưởng vào thành viên của mình, họ có thể sai lúc đầu nhưng sẽ đúng về sau.
7. Party thôi !!!!
Cuộc sống không chỉ có công việc, vì vậy mỗi khi hoàn thành một mốc nào đó của dự án, hay khi khởi động dự án hoặc khi nhận được phản hồi tốt của khách hàng, bạn hoàn toàn có thể rủ nhóm của mình tổ chức một buổi party nhỏ. Đây là cơ hội để mọi thành viên trong team có thể trao đổi với nhau, để gắn kết họ lại.
Kết luận: Communication/Connection là điều vô cùng quan trọng trong bất cứ môi trường làm việc nào, là một Leader giỏi bạn sẽ cần phải học cách làm thế nào để kết nối những thành viên trong nhóm của mình, để xây dựng một nhóm mạnh có thể vượt qua bất cứ thách thức nào trong công việc. Chúc bạn thành công.
Bài viết hay và ý nghĩa quá! Cảm ơn anh Thanh Tuấn