Tư duy phản biện – Chìa khoá thành công trong sự nghiệp

Bất kể bạn đến từ đâu, bạn thích theo đuổi ngành nghề nào hoặc bạn đã tích luỹ được bao nhiêu kinh nghiệm, thì tư duy phản biện vẫn là kỹ năng quan trọng mà bạn sẽ phải trau dồi và học hỏi. Trong thực tế, nếu thiếu kỹ năng này bạn sẽ khó thăng tiến trong sự nghiệp, vì hậu quả mà một người không có kỹ năng xử lý và phân tích thông tin một cách hiệu quả là rất lớn.

Kris Potrafka nói “Khả năng tư duy phản biện đang ngày càng trở nên quan trọng. Mọi thứ đều có rủi ro nếu chúng ta không học cách suy nghĩ phản biện hơn”. Nếu mọi người không thể suy nghĩ phản biện, họ không chỉ làm giảm triển vọng thăng tiến trong sự nghiệp, mà con trở nên dễ bị ảnh hưởng bởi những thứ như gian lận và thao túng.

Với suy nghĩ đó, bạn sẽ tự hỏi làm thế nào để cải thiện khả năng tư duy phản biện của mình. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu định nghĩa tư duy phản biện và 6 kỹ năng sẽ trợ giúp cho bạn xây dựng tư duy phản biện cho mình.

Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện là phân tích một vấn đề hoặc tình huống và các sự kiện, dữ liệu hoặc bằng chứng liên quan đến nó. Lý tưởng thì, tư duy phản biện là được thực hiện một cách khách quan, có nghĩa là không bị ảnh hưởng từ cảm xúc, ý kiến hay thành kiến của cá nhân và nó chỉ tập trung vào thông tin thực tế.

Tư duy phản biện là một kỹ năng cho phép bạn đưa ra quyết định hợp lý và sáng suốt với khả năng tốt nhất của bạn. Một ví dụ đơn giản đó là, những đứa trẻ chưa có kỹ năng tư duy sẽ tin vào những điều bố mẹ chúng kể cho chúng nghe, như nàng tiên răng sẽ lấy răng sữa và để tiền dưới gối của chúng. Nhưng với những đứa trẻ đã phát triển kỹ năng tư duy sẽ không còn tin vào điều đó mặc dù chúng vẫn thấy tiền dưới gối của chúng.

6 kỹ năng tư duy quan trọng và làm thế nào để cải thiện chúng.

1. Kỹ năng nhận biết

Bước đầu tiên trong quá trình tư duy phản biện là xác định tình huống hoặc vấn đề, cũng như các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nó. Một khi bạn có được bức tranh rõ ràng về tình huống, con người, nhóm hoặc yếu tố có thể bị ảnh hưởng, bạn có thể bắt đầu đi sâu hơn vào vấn đề và các giải pháp tiềm năng của nó.

Cách cải thiện: Khi đối mặt với bất kỳ tình huống, câu hỏi hoặc kịch bản mới nào, hãy dừng lại và đặt các câu hỏi sau:
– Ai đang làm gì?
– Điều gì có thể là lý do cho việc này xảy ra?
– Kết quả cuối cùng là gì, làm thế nào họ có thể thay đổi?

2. Kỹ năng nghiên cứu

Khi có các tranh luận về một vấn đề, khả năng nghiên cứu độc lập là chia khoá giúp bạn xác định được vấn đề đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý ở chỗ nào. Các lập luận thường có sức thuyết phục rất lớn và chúng được đưa ra để hỗ trợ cho một quyết định nào đó. Cách tốt nhất để trống lại điều này là xác minh độc lập, tìm nguồn thông tin và tự đánh giá. Hãy tìm được càng nhiều thông tin liên quan sẽ hỗ trợ bạn ra quyết định càng tốt, tấc nhiên cũng không nên quá nhiều, nếu có quá nhiều thông tin sẽ gây nhiễu loạn do đó bạn sẽ khó khăn hơn trong việc đưa ra quyết định cuối cùng.

3. Xác định những thành kiến

Đây là một kỹ năng khó bởi ai cũng có thành kiến, ghét hay thương một ai đó chẳng hạn. Chính những thành kiến này sẽ làm cho đánh giá của bạn bị sai lệch, vì vậy hãy cố gắng đánh giá thông tin một cách khách quan nhất có thể. Thử đặt mình vào vị trí của một thẩm phán và đánh giá các yêu cầu của cả hai phía trong cuộc tranh luận, lắng nghe và loại bỏ những thành kiến của cả hai phía giúp bạn xác định được thông tin cần thiết.
Để cải thiện việc này, điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn phải nhớ là thành kiến luôn tồn tại. Khi đánh giá thông tin hoặc lập luận, hãy tự hỏi mình những điều sau:
– Ai có lợi ích trong việc này?
– Liệu nguồn thông tin này có được trình bày trong bản vắn tắt?
– Đây là nguồn thông tin bị bỏ qua? 

4. Kỹ năng suy luận

Khả năng suy luận và rút ra kết luận dựa trên thông tin được trình bày là một kỹ năng quan trọng khác để làm chủ tư duy phản biện. Thông tin không phải lúc nào cũng đi kèm với một bản tóm tắt nói lên ý nghĩa của nó. Bạn có thể thường xuyên phải đánh giá thông tin đã cho và rút ra kết luận dựa trên dữ liệu thô.

Khả năng suy luận cho phép bạn ngoại suy và khám phá các kết quả tiềm năng khi đánh giá một kịch bản. Cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các suy luận sẽ đúng. Ví dụ, nếu bạn đọc rằng ai đó nặng 150kg, bạn có thể suy ra họ thừa cân hoặc không khỏe mạnh. Tuy nhiên, các điểm dữ liệu khác như chiều cao và thành phần cơ thể có thể thay đổi kết luận đó.

5. Xác định mức độ liên quan

Một trong những phần thách thức nhất của việc tư duy phản biện trong một kịch bản đầy thách thức là tìm ra thông tin nào là quan trọng nhất để bạn xem xét. Trong nhiều tình huống, bạn sẽ được cung cấp thông tin có vẻ quan trọng, nhưng nó có thể chỉ là một điểm dữ liệu nhỏ cần xem xét.

6. Luôn tò mò

Mặc dù có vẻ như một trí óc tò mò chỉ là thứ bạn sinh ra, nhưng bạn vẫn có thể tự rèn luyện để thúc đẩy sự tò mò đó một cách hiệu quả. Tất cả chỉ là một nỗ lực có ý thức để hỏi những câu hỏi mở về những điều bạn thấy trong cuộc sống hàng ngày, và sau đó bạn có thể đầu tư thời gian để theo dõi những câu hỏi này.

Suy nghĩ nghiêm túc là rất quan trọng đối với bất kỳ ai muốn có một sự nghiệp thành công. Khả năng phân tích và đánh giá khách quan các đối tượng và tình huống phức tạp của bạn sẽ luôn hữu ích. Hãy mở khóa tiềm năng của bạn bằng cách thực hành và hoàn thiện sáu kỹ năng tư duy phê phán ở trên.

You May Also Like

About the Author: Nguyễn Thanh Tuấn

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.